Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Nhiễm độc chì vào nguồn nước và những tác động đến sức khỏe

Nhiễm độc chì vào nguồn nước và những tác động đến sức khỏe: Kinh tế ngày càng phát triển khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn sức khỏe và đời sống của chúng ta. Tình trạng nước bị nhiễm các kim loại nặng ngày càng tăng, đặc biệt là chì (Pb) là một kim loại nặng, ảnh hưởng sức khỏe rất lớn đối với trẻ em từ 6 tuổi trở xuống và phụ nữ có thai. Tìm hiểu về những điều này theo dưới đây

1. Ảnh hưởng của kim loại chì (Pb) đến sức khỏe con người

Nguồn nước bị nhiễm các kim loại nặng đặc biệt là Chìcó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Sự thâm nhiễm chì vào cơ thể con người từ rất sớm ở tuần thứ 20 trở đi của thai kì và tiếp diễn suốt thời kì mang thai. Trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Pb tích tụ ở xương, cản trở chuyển hóa canxi bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D. Chì gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên.
Chì còn tác động lên hệ thống enzyme, đặc biệt là enzyme vận chuyển hiđro gây nên một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như đau bụng chì, đường viền đen Burton ở lợi, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, liệt, tai biến lão nếu nặng có thể gây tử vong.
Nhiễm độc chì ảnh hưởng sức khỏe con người
Nhiễm độc chì ảnh hưởng sức khỏe con người

2. Triệu chứng ngộ độc chì ở con người

Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ có thai là đối tượng nhạy cảm nhất với độc tố chì. Đối với trẻ em nó gây tác động mãn tính đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em.
Với những phụ nữ có thai thường xuyên tiếp xúc với chì khả năng sẩy thai hoặc thai nhi chết sau khi sinh là rất lớn. Với trẻ em, hệ thần kinh đang phát triển rất nhạy cảm khi bị nhiễm chì dù ở nồng độ thấp cũng làm giảm chỉ số thông minh của trẻ.
Một số biểu hiện chủ yếu của hiện tượng ngộ độc chì gồm: đau bụng trên, táo bón, nôn mửa. Ở trên lợi của bệnh nhân, người ta nhận thấy một đường xanh đen do chì sufua đọng lại.
Bệnh thiếu máu: thiếu máu thường xuyên xảy ra trong trường hợp nhiễm độc chì vô cơ và thường xảy ra trong giai đoạn cuối, nhưng ngay khi nhiễm độc chì, người ta đã phát hiện rối loạn tổ hợp máu.
Ngoài ra, ngộ độc chì còn gây ra biến chứng nguy hiểm đó là chứng viêm não hay gặp ở trẻ em.
Vì vậy, việc sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn rất cần thiết cho sức khỏe và đời sống sản xuất của chúng ta.

Đọc thêm:

3. Các cách loại bỏ chì ra khỏi nguồn nước


Để loại bỏ chì khỏi nguồn nước, chúng ta cần phải sử dụng một hệ thống lọc với rất nhiều loại đá lọc. Hệ thống này đòi hỏi một chi phí rất lớn, nhưng lại không hề kinh tế. Một giải pháp là sử dụng máy ozone để xử lý nước. Điều này đem lại những giá trị cực kỳ cao về kinh tế cũng như đảm bảo sức khỏe con người. Mọi chi tiết xem tại: