Lọc
nước giếng nhiễm sắt để có nguồn nước sạch sử dụng trong
sinh hoạt là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như làm tăng tuổi thọ của
các vật dụng thiết bị sử dụng trong gia đình.
Cùng với sự phát triển của xã hội, các khu công nghiệp
mở ra càng nhiều, kéo theo những vấn đề về ô nhiễm môi trường, trong đó nổi cộm
nhất là ô nhiễm nguồn nước, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lạ phát sinh ngày
càng nhiều. Phần lớn người dân ở Việt Nam đều sử dụng nước giếng khoan hàng
ngày, nguồn nước này đang bị ô nhiễm do các tác động của sản xuất và sinh hoạt.
Tình trạng sử dụng nước nhiễm sắt trong sinh hoạt hàng ngày là tình trạng chung của
nhiều gia đình hiện nay khi sử dụng nước sinh hoạt là nguồn nước giếng khoan.
Ảnh
hưởng của nước nhiễm sắt?
-
Sử dụng nước giếng nhiễm sắt có thể gây
ra một số bệnh dị ứng về da, bệnh nhiễm trùng đường ruột, cùng một số bệnh về
tiêu hóa tiêu chảy.
-
Sử dụng nước giếng có nồng độ nhiễm sắt
cao là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.
Sử dụng nước nhiễm sắt hàng ngày dễ gây các
bệnh về da
-
Lượng sắt trong cơ thể nhiều, vượt qua
ngưỡng an toàn cho phép có thể gây ra các bệnh về gan, thận, dạ dày,...
-
Trong sinh hoạt, thường xuyên dùng nước
giếng nhiễm sắt sẽ khiến các thiết bị, vật dụng dùng nước bị hoen ố, gỉ sắt và
nhanh hỏng.
-
Quần áo khi giặt bằng nước giếng nhiễm sắt
sẽ rất dễ chuyển màu vàng ố và vải nhanh hỏng.
Phương
pháp xử lý nước nhiễm sắt trong nước giếng sinh hoạt.
-
Phương
pháp giàn mưa với bể lọc và bể chứa: là phương pháp sử dụng
kiểu giàn phun nước giống mưa để làm thoáng nước, tạo điều kiện cho ion Fe2+
trong nước nhanh chóng kết tủa chuyển sang dạng rắn là Fe3+ sau đó đẩy nước vào
bể lọc có các vật liệu lọc để giữ lại các cặn bã Fe3+ rắn. Cuối cùng đưa nước
và bể chứa để nước lắng các cặn bã xuống dưới và sử dụng dần. Đây là phương
pháp đơn giản thường được sử dụng trong nhà, tuy nhiên hiệu quả lọc không được
đảm bảo tinh khiết cao.
-
Phương
pháp dùng hóa chất: Để khử được lượng sắt trong nước cần tạo
ra trong nước một hàm lượng chất hữu cơ và oxy có khả năng phá vỡ các liên kết
sắt trong nước và đẩy mạnh quá trình oxy hóa. Có thể sử dụng vôi hoặc Clo để khử
sắt trong nước.
-
Phương
pháp trao đổi ion: Cần được kết hợp với quá trình khử cứng,
sử dụng các hạt ion nhân tạo không tan trong nước để đẩy nhanh quá trình oxy
hóa trong nước, và khiến các nguyên tố sắt trong nước nhanh chóng kết tủa và
qua các lớp lọc, được lọc ra ngoài.
Nên tiến hành các phương pháp xử lý nước giếng nhiễm sắt ngay tại gia đình sớm để có
thể được sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe. Nước nhiễm sắt với nồng độ thấp thì
không ảnh hưởng nhiều, nhưng với nồng độ cao có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét